Soạn Văn lớp 10 Bộ kết nối tri thức với cuộc sống | Văn bản 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn bản nghị luận)

Ngày 17/11/2022 10:48:35, lượt xem: 1787

Bài 3:  NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Văn bản 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)

 

 

Câu 1. Tìm trong đoạn hai của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.

Trả lời:

Trong đoạn hai của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương” là: quý chuộng, yêu mến, đề cao, ban ân rất lớn, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.

Câu 2. Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.

Trả lời:

Câu nói trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ ở đoạn 3: “Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.

Câu 3. Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.

Trả lời:

Luận đề của văn bản là: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Lí do xác định như vậy: Tất cả các luận điểm trong văn bản đều được triển khai và bố trí xoanh quanh tư tưởng này, nhằm trả lời câu hỏi: vì sao hiền tài được xem là nguyên khí của quốc gia? Khi xem hiền tài là nguyên khí của quốc gia, các đấng “thánh đế minh vương” đã làm gì? Người hiền tài phải tỏ thái độ trách nhiệm thế nào đối với vận nước, thế nước?

Câu 4. Xét về nội dung, đoạn 3 có mối liên hệ như thế nào với đoạn 2?

Trả lời:

Đoạn hai có hai ý lớn, trong đó có một ý sẽ được triển khai thêm ở đoạn ba nói về sự trọng đãi của triều đình đối với bậc hiền tài. Bằng chứng được nêu thêm: vua cho dựng đá đề danh ở cửa Hiền Quan. Trong văn bản sự triển khai này rất cần thiết, vì nó chuyển mạch lập luận từ chỗ bàn về nguyên lí chung tới bàn về những chuyện cụ thể như chuyện dựng bia - sự việc trực tiếp dẫn đến sự ra đời của bài kí này.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG | VĂN BẢN 5: MÙA XUÂN CHÍN (BÀI 2: VẺ ĐẸP THƠ CA)

 

Câu 5. Bạn hãy khái quát về nội dung của đoạn 4 và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Trả lời:

Nội dung đoạn 4 thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá kẻ sĩ và ý thức về trách nhiệm của họ đối với triều đình, non sông, xã tắc. Trong mạch lập luận của văn bản, đoạn này đóng vai trò chuyển ý.

Câu 6. Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là người truyền đạt “thánh ý”; hai là kẻ sĩ được trọng dụng, thường xuyên nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai lập luận của tác giả?

Trả lời:

Việc Thân Nhân Trung phát ngôn với tư cách kép (một người truyền đạt “thánh ý”; hai là kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp đã chi phối và tạo nên đặc thù lập luận của văn bản. Một mặt ông phải “lĩnh mệnh vua”, mang trọng trách tuyên bố, bố cáo với thiên hạ về tư tưởng trọng hiền tài của bậc minh vương. Mặt khác, ông cũng là người hiền tài được triều đình trọng dụng, bởi vậy, sự nhắc nhở về ý thức, về nghĩa vụ của mình với cộng đồng, xã hội cũng là sự tự nhắc nhở. Điều này thể hiện ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng của một kẻ sĩ chân chính. Sự song hành của cả hai điểm nhìn, hai tư cách, giọng điệu này gia tăng tính mạnh mẽ, thuyết phục trong lập luận của văn bản.

Câu 7. Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (từ những tác phẩm, tài liệu đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén trồng kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.

Trả lời:

Ta có thể lấy các ví dụ từ trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, ở các triều đại thịnh trị (đời nhà Lý, nhà Lê, …) hoặc cũng có thể lấy ví dụ ngược lại, khi các triều đại suy vong, triều đình mục ruỗng, không chú ý đến việc trọng dụng nhân tài.

Câu 8. Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Trả đời:

Việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận hết sức quan trọng. Nó giúp việc triển khai lập luận đi đúng hướng và gia tăng tính chặt chẽ, thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản nghị luận.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan